Con đường sáng tác Mai Văn Lạng

Mai Văn Lạng sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nghệ thuật. Anh đã dành thời thơ ấu của mình với bà ngoại, người có thể hát nhiều bài hát dân gian, thơ ca và tục ngữ, cũng như nhiều vở kịch chèo và cải lương. Khi lên 5 tuổi, Mai Văn Lạng đã nghe bà hát xam, anh thấy nó thật đặc biệt. Âm nhạc dân gian đã có trong máu của anh từ thời điểm đó[3].

Sau khi học xong cấp 3, anh thi đỗ vào trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.

Từ đó, Mai Văn Lạng vừa học vừa tập viết chèo cũng như học hỏi thêm bạn bè đồng trang lứa. Anh chủ động vào tận nhà các nghệ nhân, nghệ sĩ của làng chèo như cụ Minh Lý, NSND Dịu Hương, NSND Thanh Hoài, NSƯT Thanh Tú,… để học hát, học cách viết lời.

Năm 1992, khi 19 tuổi, anh có tác phẩm chèo đầu tiên Đi giữa rừng ngô được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Mai Văn Lạng là học trò của giáo sư Hà Văn Cầu, bậc thầy lỗi lạc của ngành chèo Việt Nam, là thế hệ "hậu sinh khả uý" của các soạn giả chèo đình đám như Dân Huyền, Nguyễn Đinh Nghi, Tào Mạt, Khúc Hà Linh, Phạm Sông Tương, Đỗ Xuân, Công Sáu, Trần Côn, Hồ Tăng Ấn.

Mai Văn Lạng cho rằng mình là người may mắn bởi dù có ra khỏi lũy tre làng nhưng vẫn được về làm việc ở phòng Dân ca và nhạc cổ truyền, Đài Tiếng nói Việt Nam - nơi được coi là bảo tàng lớn nhất Việt Nam về dân ca nhạc cổ truyền[4].

Mai Văn Lạng còn là một nhà báo, anh còn ra cả Trường Sa để thu thanh các làn điệu dân ca[5], phỏng vấn các nghệ nhân nghệ sĩ, sưu tầm các làn điệu dân ca mới lạ được phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhiều năm anh là cộng tác viên biên tập các chương trình dân ca và nhạc cổ truyền của các Đài: VTV, VTC, HTV1, HTV2.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mai Văn Lạng http://maivanlang.com/ http://ajcnews.net/mai-van-lang-soan-gia-cheo-tieu... http://cstc.cand.com.vn/giai-tri-the-thao/Nghe-thu... http://tnvn.gov.vn/tin-tuc-su-kien/hinh-anh-ki-nie... http://laodongthudo.vn/quan-thanh-xuan-thang-11-kh... http://nguoilambaothanhhoa.vn/news/index.php?&stru... https://www.facebook.com/mvlang https://bcdcnt.net/soan-gia/mai-van-lang https://congluan.vn/soan-gia-mai-van-lang-toi-luon... https://en.nhandan.org.vn/opinions/item/6800702-re...